Khi không may trẻ bị tiêu chảy thì một chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng. Bởi thông qua chế độ ăn uống mới giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gì? Mời cha mẹ cùng tìm hiểu nhé.
Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ. Các biểu hiện dễ nhận biết như đi tiêu phân lỏng, không thành khuôn. Tiêu chảy có thể kèm theo dịch nhầy hoặc máu. Tiêu chảy được xác định rõ hơn khi trẻ thường xảy ra việc đi ngoài như trên nhiều hơn 3 lần một ngày.
Bệnh này khiến trẻ mất nước và chất điện giải. Do đó khi trẻ bị tiêu chảy thường gây ra tình trạng mệt mỏi. Hệ tiêu hóa hoạt động kém, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Nếu kéo dài hay lặp lại có thể khiến trẻ biếng ăn, sụt cân và suy dinh dưỡng.
Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giúp trẻ:
Bù nước và điện giải. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Có thể dùng dung dịch điện giải (ORS) để bù đắp các chất điện giải bị mất.
Chế độ ăn. Cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như cháo, cơm nhão, bánh mì nướng, chuối chín. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đường, và sữa nếu trẻ không dung nạp lactose.
Theo dõi các dấu hiệu mất nước. Nhìn xem trẻ có khát nước, khóc không ra nước mắt, miệng khô, da khô, ít đi tiểu, hoặc mắt trũng không. Nếu có, cần đưa trẻ đi khám ngay.
Giữ vệ sinh. Đảm bảo trẻ và người chăm sóc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn vài ngày, hoặc kèm theo sốt cao, nôn nhiều, hoặc phân có máu, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Khi trẻ bị tiêu chảy, điều quan trọng là phải tăng cường dinh dưỡng để hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh và hồi phục nhanh chóng. Không nên cho bé nhịn hoặc giảm ăn uống để đường ruột nghỉ ngơi. Bởi vì điều này có thể dẫn đến trụy tim mạch do mất nước, rối loạn điện giải và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nếu bé còn bú sữa mẹ, hãy cho con bú nhiều hơn. Sữa mẹ không chỉ là thức ăn mà còn là nguồn nước uống tốt nhất. Sữa mẹ giúp trẻ bổ sung đủ chất dinh dưỡng, bù nước và chất điện giải. Do đó nó hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ.
Đối với trẻ đang ăn dặm, hãy tăng cường cho trẻ uống sữa. Tiếp tục duy trì cho trẻ ăn cháo hoặc súp loãng. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước canh, sữa đậu nành, sữa chua, nước ép trái cây có múi (không thêm đường hoặc thêm rất ít đường), và nước dừa tươi. Khuyến khích trẻ uống nước tùy theo khả năng. Hãy cho trẻ uống chậm, từng muỗng hoặc từng ngụm. Nếu trẻ bị ói, hãy ngừng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.
Đối với trẻ lớn hơn bị tiêu chảy, hãy cho trẻ ăn thức ăn nấu nhừ, loãng. Tốt hơn hết là hạn chế thức ăn thô để giúp trẻ dễ ăn và tiêu hóa tốt hơn. Tránh các loại hải sản, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc chất xơ. Không nên cho trẻ ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi vì chúng có thể làm tăng gánh nặng tiêu hóa và khiến bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn hoặc kéo dài.
Khi trẻ bị tiêu chảy, hãy theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và phân của trẻ mỗi lần đi tiêu. Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc có các biểu hiện nguy hiểm như phân có máu, tiêu chảy kèm sốt, co giật, buồn nôn và nôn mửa, đau bụng dữ dội…, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cố gắng cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp con mau chóng hồi phục.
Để được tư vấn thăm khám trực tiếp Phòng khám nhi Họa Mi với Ts – Bs Lê Thị Thu Hương, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 0918884666 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa:
Chat trực tiếp Fanpage Bác sĩ Hương
Facebook Fanpage Bác sĩ Hương
Kênh Youtube Bác sĩ Hương