Bạn có biết về các dấu hiệu cho biết nên dừng uống cà phê không? Nếu bạn gặp một hoặc nhiều trong số các dấu hiệu cảnh báo dưới đây. Bạn hãy xem xét giảm lượng cà phê tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thức uống không chứa caffeine nhé.
Như bạn đã biết, cà phê mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khoẻ nếu chúng ta sử dụng nó một cách hợp lý và có chừng mực. Một số tác dụng được nhiều người biết đến đó là caffeine trong cà phê giúp cải thiện tinh thần và tăng cường năng lượng. Caffeine có thể cải thiện chức năng não. Bao gồm cả trí nhớ, sự tập trung và phản xạ.
Ngoài ra, cà phê còn hỗ trợ hệ tiêu hoá và giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Chúng có thể kích thích tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson, Alzheimer, tiểu đường type 2. Cà phê giúp giảm mắc một số loại ung thư như ung thư gan và ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, mỗi người có ngưỡng chịu đựng caffeine khác nhau. Do đó, khi gặp một trong các dấu hiệu cho biết nên dùng uống cà phê dưới đây thì bạn nên hạn chế hoặc thay đổi cho phù hợp.
Vì sao bạn bị run tay khi uống cà phê?
Tác dụng kích thích của caffeine. Caffeine là một chất kích thích mạnh mẽ, có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến run tay.
Quá liều caffeine. Uống quá nhiều cà phê trong một thời gian ngắn có thể gây ra hiện tượng quá tải caffeine. Nó dẫn đến run tay cùng với các triệu chứng khác như lo lắng, hồi hộp và tim đập nhanh.
Tương tác với hệ thần kinh. Caffeine tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và adrenaline. Nó làm tăng sự tỉnh táo nhưng cũng có thể gây ra hiện tượng run tay.
Để giảm hiện tượng run tay khi uống cà phê thì bạn nên giảm lượng cà phê. Không nên uống lượng lớn cà phê cùng một lần. Hãy “nhâm nhi” thôi nhé. Hãy kết hợp cùng một ít đồ ăn khi uống cà phê cũng có thể giảm hiện tượng run tay. Trong trường hợp cần thiết thì đây cũng là dấu hiệu cho biết nên dừng uống cà phê.
Caffeine có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hoá. Cà phê có thể làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy. Trong cà phê có chứa axit. Tính axit kích thích dạ dày và ruột, gây sự khó chịu và tiêu chảy. Hoặc do một số người dị ứng với lastose trong cà phê sữa nên gây ra tiêu chảy.
Khi uống cà phê mà bị tiêu chảy thì trước hết hãy hạn chế sử dụng cà phê. Tránh uống cà phê sữa và uống nhiều nước để làm giảm tác động của caffeine.
Trong trường hợp nếu như bạn uống nhiều hơn 2-3 cốc mỗi ngày, cơ thể không thích nghi đươc sẽ có tác dụng “tẩy”. Nó khiến bạn đau bụng và đi tiêu chảy. Lúc này bạn nên dừng việc uống cà phê để cơ thể được khỏe mạnh.
Nếu như bạn thấy mình thường xuyên bị mất ngủ đau dầu thì bạn nên dừng việc uống cà phê lại ngày. Bởi thành phần caffeine trong cà phê khiến cho tình trạng căng thẳng suy nhược thần kinh càng trở nên nghiêm trọng. Cần nhớ rằng chất này ở trong cơ thể khoảng 14 giờ. Trung bình thời gian tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ sau khi sử dụng.
Theo các chuyên gia khuyến cáo thì những người bị tăng huyết áp nên ngừng uống cà phê. Caffeine kích thích tuyến thượng thận, làm tăng sản xuất adrenaline, hormone này làm tăng nhịp tim và huyết áp. Một số người do nhạy cảm với caffein nên phản ứng huyết áp của họ mạnh hơn so với người khác.
Do đó, những người bị cao huyết áp thì không nên uống cà phê. Những người bị tăng huyết áp cũng cho biết đấy là dấu hiệu cho biết nên dừng uống cà phê.
Tại sao bạn bị trào ngược dạ dày, thực quản khi uống cà phê:
Tăng sản xuất axit dạ dày. Cà phê kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, có thể dẫn đến trào ngược.
Giãn cơ vòng thực quản dưới (LES). Caffeine có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.
Tính axit của cà phê. Cà phê có độ axit cao. Vì thế, nó có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và thực quản.
Khi có hiện tượng trào ngược dạ dày bạn nên hạn chế và tốt nhất là không nên uống cà phê. Nếu cần thiết thì bạn hãy uống ít. Tránh uống khi bụng đói. Nên uống vào buổi sáng.
Nếu như bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, đau đầu khi không uống cà phê, thì đó chính là dấu hiệu bạn bị nghiệm cà phê. Lúc này, bạn nên dừng việc uống cà phê lại một thời gian để cơ thể không bị phụ thuộc vào nó. Nếu như dừng ngay một lúc sẽ vô cùng khó bạn có thể giảm số lượng cà phê một cách từ từ, để cơ thể từng bước được thích nghi.
Để được tư vấn thăm khám trực tiếp Phòng khám nhi Họa Mi với Ts – Bs Lê Thị Thu Hương, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 0918884666 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa:
Chat trực tiếp Fanpage Bác sĩ Hương
Facebook Fanpage Bác sĩ Hương
Kênh Youtube Bác sĩ Hương